Nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh là một lĩnh vực quan trọng trong thương mại quốc tế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm và tiêu dùng. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng dẫn đến việc hiểu rõ quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng đông lạnh trở nên cấp thiết. Không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tiêu chuẩn chất lượng. Trong bài viết này, THD Logistics sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các bước cần thiết trong quy trình nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh, giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn khi thực hiện hoạt động này.
QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu của Cục thú y cho hàng thủy sản
Đầu tiên, mọi người cần kiểm tra danh sách “Doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép xuất khẩu thực phẩm thủy sản vào Việt Nam” xem có đối tác của mình không
Trường hợp “có” tên trong danh sách thì bạn sẽ cần gửi các chứng từ sau đến cục thú y:
- Giấy giới thiệu
- Giấy đăng ký xin nhập khẩu
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Hợp đồng thương mại
- Health Certificate
- Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES (nếu cần)
Nếu chứng từ chính xác, Cục thú y sẽ gửi giấy chấp nhận cho kiểm dịch sản phẩm trong vòng 5 ngày
Trường hợp “không có” tên trong danh sách, bạn phải mất 3-4 tháng để đăng ký thông tin đối tác vào danh sách trên. Để tránh sai sót làm mất thời gian thì mọi người nên thuê các công ty chuyên về dịch vụ thủ tục hải quan làm.
Bước 2: Trước khi hàng về, nộp hồ sơ để đăng ký kiểm dịch lô hàng nhập thủy sản đông lạnh
Bộ hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Bill
- Invoice
- Packing list
- Hợp đồng
- Health Certificate
- Giấy phép nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh
- Giấy đăng ký kiểm dịch hàng thủy sản đông lạnh
Nếu bộ hồ sơ của bạn ổn, cơ quan kiểm dịch sẽ xác nhận và đóng dấu. Khi hàng về đến cảng thì liên hệ nhân viên kiểm dịch lấy mẫu xét nghiệm.
Sau 5 ngày kiểm tra, nếu mẫu tốt thì ra chứng thư còn không thì phải kiểm lại, không được nữa thì kiểm lại tiếp. Nhưng nếu kiểm mãi mà vẫn không được thì sẽ bị xuất trả hàng.
Lưu ý: nếu bạn không biết cách xử lý mẫu không đạt thì doanh nghiệp của bạn sẽ bị vào blacklist của cục thú y và hải quan.
Bước 3: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh tại cảng/sân bay
Bộ hồ sơ cần thiết bao gồm:
- Bill
- Invoice
- Packing list
- Hợp đồng
- Giấy đăng ký kiểm dịch có xác nhận của kiểm dịch
- C/O và giấy tờ khác (nếu có yêu cầu)
- Đơn đưa hàng về bảo quản (trường hợp đã kiểm tra kho và được xác nhận là ổn)
Đợi kết quả xong thì đợi hàng thông quan và đưa hàng về
Tham vấn giá (nếu cần thiết)
Đối với một số sản phẩm nằm trong danh mục cần kiểm tra rủi ro về giá trị, hải quan sẽ yêu cầu tham vấn giá, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để tham vấn giá
Vấn đề khó ở đây là doanh nghiệp làm sao để không bị/hạn chế phát sinh thêm chi phí thuế
NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU HÀNG THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH
Nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh không chỉ đòi hỏi kiến thức về quy trình pháp lý mà còn cần chú ý đến các yếu tố kỹ thuật và bảo quản để tránh rủi ro và tổn thất. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần cân nhắc:
- Điều kiện bảo quản
Thủy sản đông lạnh cần được bảo quản ở nhiệt độ lý tưởng, thường là dưới -18 độ C. Việc không duy trì đúng nhiệt độ có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, thậm chí gây ra tình trạng hư hỏng.
- Thời gian vận chuyển
Thời gian vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng của hàng thủy sản. Doanh nghiệp cần chọn phương thức vận chuyển nhanh chóng và đảm bảo an toàn, đặc biệt khi vận chuyển đường biển có thể kéo dài.
- Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thủy sản là mặt hàng nhạy cảm về an toàn thực phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của cả nước xuất khẩu và Việt Nam, đảm bảo hàng hóa không mang theo dịch bệnh hoặc chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Chính sách thuế quan và các hiệp định thương mại
Doanh nghiệp cần nắm rõ các chính sách thuế quan hiện hành, đồng thời tận dụng các ưu đãi thuế theo hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác (như EVFTA, CPTPP) để tối ưu hóa chi phí.
Nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh là một quy trình đòi hỏi sự chính xác và tuân thủ pháp lý, nhưng nếu được thực hiện đúng cách, nó sẽ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics và xuất nhập khẩu, THD Logistics tự hào là đối tác đáng tin cậy, hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp trong mọi giai đoạn của quy trình nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo hàng hóa của bạn được thông quan thuận lợi và an toàn.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh, hãy liên hệ ngay với THD Logistics để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường phát triển và mở rộng kinh doanh quốc tế.
Liên hệ với THD Logistics ngay hôm nay để nhận báo giá và tư vấn chi tiết!
Tìm hiểu thêm về thủ tục nhập khẩu tại: https://thdlog.com/khai-bao-hai-quan-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-khai-bao-hai-quan/
BẢO MẬT & AN TOÀN
Bảo mật thông tin khách hàng, cam kết vận chuyển hàng hóa một cách an toàn mang lại những dịch vụ tốt nhất.
TỐC ĐỘ KỊP THỜI
Chúng tôi luôn đảm bảo được thời gian và tốc độ giao hàng kịp thời cho khách hàng, nhanh và chính xác nhất.
GIÁ CẢ HỢP LÝ
Giá cước cạnh tranh nhất thị trường, đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
HỖ TRỢ 24/7
Với đội ngũ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn có mặt để hỗ trợ một cách nhanh nhất.