Thiết bị vệ sinh là sản phẩm thiết yếu cho mọi gia đình và công trình, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này ngày càng tăng. Nếu bạn là doanh nghiệp đang tìm kiếm thông tin về quy trình nhập khẩu thiết bị vệ sinh, bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các bước từ thủ tục, quy định pháp lý, đến cách xử lý các rủi ro trong quá trình nhập khẩu

85
Quy trình nhập khẩu thiết bị vệ sinh.

Xem thêm: https://thdlog.com/tat-tan-tat-ve-quy-trinh-nhap-khau-my-pham-han-quoc-chuan-chinh/

1. Quy định pháp luật về nhập khẩu thiết bị vệ sinh

Trước khi nhập khẩu thiết bị vệ sinh, bạn cần nắm rõ các quy định pháp luật liên quan:

  • Thiết bị nhập khẩu mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam, thiết bị đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu.
  • Phải dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
  • Một số thiết bị như bồn tắm, chậu rửa bằng sứ phải tiến hành kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy trước khi thông quan (Thông tư 10/2024/TT-BXD ngày 01/11/2024).
  • Xác định đúng mã HS code thiết bị vệ sinh nhập khẩu để tránh bị xử phạt hành chính hoặc gặp khó khăn khi thông quan.

Các văn bản pháp luật có thể tham khảo thêm:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015;
  • Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017;
  • Thông tư số 10/2024/TT-BXD ngày 01/11/2024;
  • Công văn 3936/TCHQ-TXNK ngày 13/06/2019;
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013;
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

2. Dán nhãn hàng hóa thiết bị vệ sinh nhập khẩu

Việc dán nhãn hàng hóa là yêu cầu bắt buộc, nhằm đảm bảo minh bạch về nguồn gốc và thông tin sản phẩm.

Nội dung nhãn hàng hóa cần có:

  • Tên hàng hóa và thông tin chi tiết.
  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.
  • Xuất xứ hàng hóa.
  • Thông số kỹ thuật (nếu có).

Vị trí dán nhãn:

Nhãn mác cần được dán trên thùng hàng hoặc bề mặt dễ nhìn thấy. Dán đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho những công đoạn kiểm tra khác.

Rủi ro khi không dán nhãn:

  • Bị phạt tiền theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP (có thể lên tới 60 triệu đồng)
  • Hàng hóa có thể không được thông quan hoặc mất quyền lợi thuế nhập khẩu ưu đãi.
  • Hàng hóa dễ bị thất lạc, hư hỏng…

3. Mã HS và thuế nhập khẩu thiết bị vệ sinh

86
Mã HS và thuế nhập khẩu.

Việc xác định chính xác mã HS (Harmonized System) cho mặt hàng thiết bị vệ sinh nhập khẩu là vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến việc áp dụng thuế và các quy định liên quan.

Các phân nhóm chính:

  • 3922: Thiết bị vệ sinh bằng nhựa (bồn tắm, bồn rửa).
  • 6910: Thiết bị vệ sinh bằng sứ.
  • 7324: Thiết bị vệ sinh bằng sắt hoặc thép.
  • 8481: Sen vòi, vòi tắm hoa sen.

Khi nhập khẩu giày dép, doanh nghiệp phải chịu hai loại thuế chính là thuế nhập khẩu và thuế GTGT:

  • Thuế nhập khẩu thông thường: 15%-52.5%.

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 10%-35% (áp dụng khi có chứng nhận xuất xứ C/O).
  • Thuế GTGT (VAT): 8%-10%.

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT.

Trị giá CIF bao gồm giá trị xuất xưởng của hàng hóa cộng với chi phí vận chuyển và bảo hiểm đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên.

Lưu ý: Việc áp sai mã HS có thể dẫn đến những rủi ro như trì hoãn thủ tục hải quan, bị phạt theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP, chậm giao hàng và phát sinh chi phí.

4. Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh

Bước 1: Khai báo hải quan

Chuẩn bị đầy đủ chứng từ cần thiết như:

  • Tờ khai hải quan.
  • Hợp đồng thương mại.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Vận đơn.
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O).

Khai báo trên hệ thống VNACCS/VCIS và đảm bảo khai báo trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng đến cảng để tránh bị xử phạt.

Bước 2: Kiểm tra chất lượng đối với thiết bị vệ sinh bằng sứ

Thiết bị nhập khẩu bằng sứ (như bồn rửa, bồn cầu) phải thực hiện kiểm tra chất lượng theo các bước:

  • Nộp hồ sơ kiểm tra chất lượng tại Sở Xây Dựng qua hệ thống Một cửa Quốc gia.
  • Lấy mẫu kiểm tra bởi đơn vị được cấp phép. Hàng hóa phải được giữ nguyên trạng đến khi có kết quả.
  • Nộp kết quả kiểm tra và chứng nhận hợp quy cho hải quan để hoàn tất thủ tục.

Bước 3: Mở tờ khai hải quan

Sau khi hệ thống phân luồng tờ khai (xanh, vàng, đỏ), doanh nghiệp in tờ khai và mang hồ sơ đến chi cục hải quan để mở tờ khai. Thời hạn mở tờ khai là 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai.

Bước 4: Thông quan hàng hóa

Dựa trên kết quả phân luồng (xanh, vàng, đỏ), cán bộ hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ hoặc hàng hóa thực tế. Nếu không có vấn đề, bạn đóng thuế và đưa hàng về.

Bước 5: Mang hàng về kho

Sau khi tờ khai được thông quan, doanh nghiệp làm thủ tục để nhận hàng và vận chuyển về kho.

5. Hồ sơ nhập khẩu thiết bị vệ sinh

Bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:

  • Tờ khai hải quan;
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  • Vận đơn (Bill of lading);
  • Danh sách đóng gói (Packing list);
  • Hồ sơ kiểm tra chất lượng (đối với thiết bị vệ sinh nhập khẩu bằng gốm sứ);
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có,
  • Catalog (nếu có).

Lưu ý: Khi nhập khẩu thiết bị vệ sinh bằng gốm (bồn cầu, lavabo, chậu rửa, bồn tắm, vòi tắm…), bằng nhựa hoặc bằng inox nên yêu cầu nhà xuất phải cung cấp được chứng nhận xuất xứ (%) để có thể áp được thuế suất thấp nhất cho mặt hàng của mình.

6. Những lưu ý quan trọng khi nhập khẩu thiết bị vệ sinh

  • Xác định đúng mã HS: Sai mã HS có thể dẫn đến mức thuế cao hoặc vi phạm quy định hải quan. Ví dụ, mã HS cho sen vòi là 84818050.
  • Dán nhãn hàng hóa đúng cách: Nếu không tuân thủ, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền, từ chối thông quan, hoặc mất quyền hưởng ưu đãi thuế.
  • Kiểm tra chất lượng: Đặc biệt cần thiết đối với các mặt hàng bằng gốm sứ.

Kết luận

Nhập khẩu thiết bị vệ sinh là một quy trình phức tạp nhưng có thể thực hiện dễ dàng nếu bạn nắm vững các bước và quy định pháp luật. Với sự hỗ trợ từ dịch vụ logistics chuyên nghiệp, doanh nghiệp của bạn sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng và an toàn.

THD Logistics Viet Nam tự hào là đối tác logistics uy tín, cung cấp dịch vụ logistics toàn diện. Với đội ngũ chuyên nghiệp, tư vấn tận tình và hỗ trợ dịch vụ 24/7, chúng tôi cam kết giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu hóa quy trình giao hàng, giảm chi phí và tăng cường hiệu quả. Hãy khám phá thêm về dịch vụ của chúng tôi tại https://thdlog.com/ để biết thêm chi tiết!

Xem thêm: https://thdlog.com/top-5-loai-vat-lieu-xay-dung-nhap-khau-duoc-uu-chuong-nhat-tai-thi-truong-viet-nam/

Xem thêm: https://thdlog.com/quy-trinh-nhap-khau-banh-keo-tu-a-den-z-cho-doanh-nghiep/

BẢO MẬT & AN TOÀN

Bảo mật thông tin khách hàng, cam kết vận chuyển hàng hóa một cách an toàn mang lại những dịch vụ tốt nhất.

TỐC ĐỘ KỊP THỜI

Chúng tôi luôn đảm bảo được thời gian và tốc độ giao hàng kịp thời cho khách hàng, nhanh và chính xác nhất.

GIÁ CẢ HỢP LÝ

Giá cước cạnh tranh nhất thị trường, đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

HỖ TRỢ 24/7

Với đội ngũ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn có mặt để hỗ trợ một cách nhanh nhất.