1. DO là gì?
Phí D/O là viết tắt của chữ Delivery Order Fee hay còn gọi là phí lệnh giao hàng, phí này phát sinh khi hàng cập cảng đến và hãng tàu / forwarder làm D/O lệnh giao hàng để consignee (người nhận hàng) mang D/O này ra cảng xuất trình với hải quan để lấy hàng.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản lệnh giao hàng có giấy chỉ thị người này (người đang giữ hàng) giao cho người nhận hàng – consignee (có thể hiện trong lệnh giao hàng).

Nhiều bạn thường hiểu sai phí này là phí chứng từ vì D/O giống chữ Documentation nhưng hiểu vậy là sai. Phí chứng từ là Documentation fee. Khi shipper hay consignee nhờ forwader làm giúp packing list, commercial invoice hay sales contract…thì họ thu phí gọi là phí chứng từ.

2. Các loại lệnh giao hàng D/O

– D/O của forwarder: Lệnh giao hàng của đại lý vận chuyển có thể hiểu là đại lý vận chuyển ban hành lệnh này để yêu cầu người nắm giữ hàng phải đưa hàng cho người nhận (doanh nghiệp nhập khẩu). Tuy nhiên, đại lý vận chuyển không phải là người viết Bill nên không thể chỉ dùng lệnh này để nhận hàng mà bạn yêu cầu phải có những chứng từ kèm theo.

– D/O của hãng tàu: Lệnh giao hàng của hãng tàu là lệnh hãng tàu phát hành để yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nào đó. Thường mối quan hệ sẽ là: Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho consignee thực sự (doanh nghiệp nhập khẩu). Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng.

Thông Tin Về D/O Là Gì? D/O Trong Xuất Nhập Khẩu

Một mẫu D/O – Nguồn: Internet

3. Nội dung trên D/O (delivery order)

Lệnh giao hàng D/O bao gồm các nội dung chủ yếu dưới đây:
Tên tàu và hành trình của con tàu
Người nhận hàng (Consignee)
Cảng dỡ hàng (POD)
Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods)
Số lượng bao kiện hàng, trọng lượng và thể tích hàng hoá (Gross Weight, Net weight….)

4. Lưu ý về lệnh giao hàng D/O

– Khi chỉ cần D/O của forwarder cũng có thể nhận hàng: Khi forwarder ký tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý (AS AGENT) của hãng tàu thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu.

– Khi cần lệnh nối của feeder để nhận hàng: Trong trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa, doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của feeder nữa mới có thể nhận hàng. Lệnh nối này chỉ cần bản photocopy mà không cần bản gốc và thường doanh nghiệp phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình.

 

Nguồn: Kienthucxuatnhapkhau

BẢO MẬT & AN TOÀN

Bảo mật thông tin khách hàng, cam kết vận chuyển hàng hóa một cách an toàn mang lại những dịch vụ tốt nhất.

TỐC ĐỘ KỊP THỜI

Chúng tôi luôn đảm bảo được thời gian và tốc độ giao hàng kịp thời cho khách hàng, nhanh và chính xác nhất.

GIÁ CẢ HỢP LÝ

Giá cước cạnh tranh nhất thị trường, đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

HỖ TRỢ 24/7

Với đội ngũ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn có mặt để hỗ trợ một cách nhanh nhất.